Banner

HIỂU VỀ CÀ PHÊ HỮU CƠ

Trong vài năm trở lại gần đây, thực phẩm hữu cơ ngày càng được quan tâm và phổ biến, nhiều dự án về sản phẩm hữu cơ lan tỏa giá trị đến cộng đồng. Với cà phê cũng vậy, nhiều người yêu thích là cà phê hữu cơ bởi mùi thơm, hương vị và nguồn gốc của nó. Vậy cà phê hữu cơ có tốt hơn cà phê thông thường? Hãy để Godere giúp bạn hiểu hơn về cà phê hữu cơ nhé.

1. Cà phê hữu cơ là gì?

Cà phê hữu cơ (hay còn được gọi là cà phê organic) là loại cà phê được trồng và sản xuất theo phương pháp hữu cơ. Điều này có nghĩa là cây cà phê được trồng trên đất sạch, không có thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp và hóa chất. Cây cà phê được trồng một cách tự nhiên nhất, người nông dân chỉ sử dụng các biện pháp thủ công để chăm sóc, xử lý và sử dụng phân vi sinh để bón cho cây.

Ban đầu cà phê hữu cơ chỉ xuất hiện ở những vùng đất và hộ gia đình có điều kiện khó khăn không đủ tiền để mua phân bón. Thời điểm đó, cây cà phê hữu cơ kém phát triển, không được chăm sóc và cho ra những hạt cà phê kém chất lượng. Tuy nhiên, khi khái niệm cà phê hữu cơ được mở rộng, kỹ thuật chăm sóc cây trồng được chú trọng và cải thiện nên chất lượng của hạt cà phê cũng đã trải qua một bước tiến đáng kể.

2. Xu hướng tiêu dùng cà phê hữu cơ hiện nay

Thông thường, một cây cà phê sử dụng lên đến 200 loại thuốc trừ sâu, là loại cây cần được xử lý hóa chất nặng nhất so với các loại nông sản khác. Bạn có thể thấy rằng điều này gây hại rất nhiều cho sức khỏe cho người dùng và cả người nông dân trồng cà phê. 

Chính vì vậy xu hướng tiêu dùng cà phê hữu cơ đang ngày càng tăng lên do nhiều lý do khác nhau. Đầu tiên, người tiêu dùng hiện nay đang chú trọng hơn đến sức khỏe và mong muốn tiêu thụ những sản phẩm tự nhiên, không chứa hóa chất độc hại. Cà phê hữu cơ, được trồng và sản xuất theo các phương pháp hữu cơ, không sử dụng phân bón hoá học hay thuốc trừ sâu, đáp ứng đúng nhu cầu này

Thứ hai, nhận thức về tác động tiêu cực của các hoạt động nông nghiệp công nghiệp đối với môi trường đang gia tăng. Cà phê hữu cơ không chỉ giúp bảo vệ đất đai và nguồn nước mà còn giảm lượng khí thải carbon, từ đó thu hút những người tiêu dùng quan tâm đến bảo vệ môi trường

Cuối cùng, cà phê hữu cơ thường mang lại hương vị đậm đà và đa dạng hơn so với cà phê thông thường, làm hài lòng cả những người yêu thích cà phê và mong muốn trải nghiệm hương vị đặc biệt. Tất cả những yếu tố này đều góp phần làm tăng xu hướng tiêu dùng cà phê hữu cơ trên toàn cầu

Theo một số báo cáo, thị trường sản phẩm hữu cơ toàn cầu đang tăng trưởng mạnh mẽ và dự kiến ​​sẽ đạt mức 88,1 tỷ USD vào năm 2025. Các quốc gia phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Úc là những thị trường chủ chốt của sản phẩm hữu cơ. Ở Việt Nam, xu hướng tiêu dùng sản phẩm hữu cơ cũng đang phát triển.

Tuy nhiên, giá cả của sản phẩm hữu cơ thường cao hơn so với sản phẩm truyền thống, điều này có thể khiến cho một số người tiêu dùng khó có thể tiếp cận với sản phẩm này. Ngoài ra, việc chứng nhận hữu cơ cũng cần được thực hiện đúng quy trình để đảm bảo sự chính xác và đáng tin cậy của sản phẩm.

3. Vì sao cà phê hữu cơ lại được ưa chuộng hiện nay?

Khác hẳn với các loại cà phê thông thường cà phê hữu cơ có độ thanh, không đắng gắt. Khi thưởng thức cà phê hữu cơ có vị đắng ở đầu lưỡi, một chút chát ở cổ họng và vị thơm lừng sảng khoái mê đắm người thưởng thức. Vì cà phê hữu cơ không chứa tạp chất, vì vậy sau khi pha cà phê sẽ đặc sánh hơn nên dễ dàng chinh phục các quý ông sành cà phê.

Cà phê hữu cơ ngoài là một loại thức uống ngon có giá trị dinh dưỡng cao thì nó cũng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Một số công dụng phổ biến có thể kể đến như:

- Chống oxy hóa tốt

Cà phê hữu cơ chứa nhiều khoáng chất như magie, canxi và kali và hàm lượng chất polyphenols có khả năng chống oxy hóa rất tốt, nó giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương tế bào và giảm sự phát triển các bệnh như ung thư và bệnh tim.

- Thần dược làm đẹp

Phụ nữ phương Tây sử dụng cà phê hữu cơ như một loại thần dược của sắc đẹp. Bởi nó có tác dụng làm giảm các vết thâm, tẩy tế bào chết giúp làn da của bạn trở nên trắng và mịn màng. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng hiệu quả trong chăm sóc tóc: nhuộm tóc tự nhiên, ủ, dưỡng tóc…

 - Cải thiện bệnh tiểu đường khá tốt: Các hợp chất điều tiết insulin trong cà phê hữu cơ có thể giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cho rằng việc thưởng thức 4 tách cà phê mỗi tuần có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường xuống 30%. Dĩ nhiên bạn cũng nên cho ít đường và sữa thì sẽ tốt hơn trong việc điều trị.

- Hỗ trợ giảm cân

Cà phê có rất ít calo, giúp kích thích quá trình trao đổi chất, một tách cà phê vào buổi sáng không chỉ giúp bạn tỉnh táo mà còn thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo, đốt cháy năng lượng xảy ra nhanh hơn.

- Ngăn ngừa nhiều bệnh

Ung thư, bệnh tim, xơ gan, hen suyễn, sỏi mật ... đều là những bệnh có thể được giảm nếu bạn uống cà phê hữu cơ thường xuyên và liều lượng hợp lý.

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời kể trên, cà phê hữu cơ còn có lợi cho việc tăng cường tỉnh táo, tập trung và hỗ trợ giảm căng thẳng, stress, phiền muộn trong cuộc sống… 

4. Cơ hội và thách thức của sản xuất cà phê hữu cơ tại Tây nguyên

4.1. Tiềm năng, cơ hội

* Trong sản xuất cà phê hữu cơ thì phân bón hữu cơ đóng vai trò rất quan trọng. Tây nguyên có nhiều lợi thế để phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Vì vậy, nguồn phụ, phế phẩm nông nghiệp rất dồi dào. Nếu có thể ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng vi sinh vật, enzyme để xử lý phụ, phế phẩm trong nông nghiệp, chất thải trong chăn nuôi để sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất cà phê hữu cơ sẽ là một triển vọng khá ổn trong tương lai trên địa bàn Tây Nguyên.

* Về mặt thị trường: 

Vào năm 2022, thị trường cà phê hữu cơ là 8,9 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 28,8 tỷ USD vào năm 2030, chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu từ thị trường Mỹ (được định giá 3,4 tỷ USD vào năm 2020). Hiện tại, thế giới đang biết rằng cà phê robusta không thua kém gì arabica và tờ New York Times từng gọi đây là tương lai của cà phê Việt Nam. Ngay cả những người sành cà phê nhất cũng đã đăng ký mua cà phê Việt Nam. Khách hàng Mỹ có thể tìm thấy nhiều lựa chọn cà phê Việt Nam trong các cửa hàng từ Whole Foods, Sprouts đến Walmart.

Trong khi hương vị của arabica đã được tiêu chuẩn hóa và phát triển đến mức tối đa thì hành trình nâng cao hương vị của robusta chỉ mới bắt đầu ở quy mô lớn. Với hương vị đậm đà, robusta rất phù hợp để rang sẫm màu, và kích thước hạt lớn hơn khiến cho việc trồng trên quy mô lớn trở nên rẻ hơn. Robusta cũng là một loại cây có khả năng chống chịu với khí hậu và với hàm lượng caffein cao, cây trồng này có thể ngăn chặn hầu hết các loài gây hại.

Với tương lai này, cà phê Việt Nam nói chung và cà phê Tây nguyên nói riêng sẽ sớm là một phần của thị trường cà phê hữu cơ và cao cấp.

4.2. Thách thức

- Về chi phí và lợi nhuận: Sản xuất cà phê hữu cơ đòi hỏi phải tuân theo quy trình canh tác, thu hoạch và chế biến nghiêm ngặt và phải được chứng nhận. Bên cạnh đó, cà phê hữu cơ thường được sản xuất bằng các phương pháp thủ công và tự nhiên, việc sản xuất lớn có thể gặp nhiều khó khăn và chi phí cao so với cà phê truyền thống. Đây sẽ là thách thức trong sản xuất cà phê hữu cơ đối với nông dân và các cơ sở tổ chức như Hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, năng suất của canh tác cà phê hữu cơ thấp hơn nhiều so với canh tác thông thường. Điều này sẽ dần đến thu nhập của người trồng cà phê giảm

- Về nghiên cứu đào tạo, ứng dụng trong thực tiễn sản xuất: Sản xuất cà phê hữu cơ đòi hỏi những yêu cầu nghiêm ngặt nên cần hỗ trợ đào tạo cho người sản xuất kiến thức cà phê hữu cơ. Bên cạnh đó, tài nguyên đất nông nghiệp của Tây Nguyên rất phong phú, đa dạng với các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau nên cần phải được triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu, mô hình sản xuất thử nghiệm, phân bón hữu cơ phù hợp cho từng địa phương và vùng sinh thái cụ thể

- Thời gian sản xuất dài hơn: Việc trồng cà phê hữu cơ thường tốn nhiều thời gian hơn để trồng và thu hoạch. Điều này khiến cho việc sản xuất và cung cấp cà phê hữu cơ trở nên khó khăn hơn so với cà phê truyền thống.

- Giá thành cao hơn: Việc trồng cà phê hữu cơ bền vững tốn nhiều chi phí hơn cho việc sản xuất và quản lý, do đó giá thành của sản phẩm cũng cao hơn so với cà phê truyền thống

Nguồn: internet